CÁCH BỐ CỤC BẢN VẼ ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
Một bài viết rất hay của Thầy Nguyễn Huy Văn - ĐH Kiến Trúc TpHCM
Với sinh viên Kiến trúc và một số chuyên ngành khác, bố cục và thể hiện bản vẽ là một kỹ năng đòi hỏi có sự chuẩn bị và rèn luyện từ những năm đầu tiên. Bên cạnh ý tưởng sáng tạo, ý đồ bố cục và kỹ năng thể hiện bản vẽ góp phần đem đến sự hoàn thiện cho đồ án và hấp dẫn với người cảm thụ. Trong chương trình đào tạo KTS, việc rèn luyện kỹ năng bố cục và thể hiện bản vẽ thiết kế cho sinh viên đan cài trong yêu cầu của các Đồ án Cơ sở và một số Đồ án trong 2 năm đầu tiên. Tuy nhiên, để có một đồ án thiết kế đạt hiệu quả cao nhất, sinh viên phải tiếp tục rèn luyện kỹ năng này cho đến khi ra trường, cho dù đồ án thể hiện bằng tay hay trên computer. Ngay cả khi đã trở thành KTS, việc trình bày bố cục và thể hiện bản vẽ cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của việc thi tuyển thiết kế hay thuyết trình phương án kiến trúc trong thực hành nghề nghiệp.
Khi thực hiện mỗi đồ án ở trường, bên cạnh việc nghiên cứu sáng tạo, các bạn nên lựa chọn phương án diễn họa, tone màu, bố cục bản vẽ kết hợp với nét vẽ tay, mô hình, … và thực hiện thử trên một bản vẽ thu nhỏ (gọi là “maket”) trước khi thực hiện bài chính thức, điều này không chỉ rèn luyện kỹ năng bố cục và thể hiện bản vẽ mà còn mang lại hiệu quả cao nhất cho ý tường thiết kế của mình. Nói cách khác, giữa ý tưởng sáng tạo và ý đồ bố cục, thể hiện bản vẽ là một thể thống nhất, nó đòi hỏi người thiết kế phải tìm tòi, lựa chọn và thực hiện nhằm đạt đến một sự hoàn thiện cao nhất (như mối quan hệ giữa hình thức và nội dung).Trong các cuộc thi Thiết kế nhanh ở các kỳ Festival Kiến trúc toàn quốc, không chỉ đọ sức ở ý tưởng sáng tạo mà mỗi trường đều mang đến một phong cách bố cục, diễn họa riêng để lại dấu ấn riêng về trường mình. Như vậy, mỗi trường đào tạo ngành Kiến trúc bên cạnh kiến thức chuyên môn, đều đang hướng đến việc định hình những “trường phái” bố cục và diễn họa bản vẽ cho sinh viên, như một “thương hiệu” đào tạo.
Một số kiểu bố cục bản vẽ thiết kế thường gặp:
- Bố cục đứng (theo chiều đứng khổ giấy)
- Bố cục ngang
- Bố cục cân bằng toàn bài (bố trí dàn đều trên khổ giấy)
- Bố cục mảng khối
- Bố cục (có điểm nhấn) chính phụ
- Bố cục có ý đồ kết nối xuyên suốt
- Bố cục âm bản
- Bố cục xé dấy dán
- Bố cục kết hợp hình ảnh minh họa
- Bố cục không gian nổi (kết hợp mô hình 3D)
- Bố cục có khoảng trống
- …
Mỗi kiểu bố cục đều đòi hỏi tác giả đồ án sự tinh tế trong lựa chọn, sự cố gắng trong thực hiện và rèn luyện kỹ năng thể hiện, diễn họa bản vẽ là cả một quá trình lâu dài, sẽ đồng hành cùng bạn cho đến khi bạn trở thành KTS hành nghề …
Bố cục bản vẽ đứng, thành phần chính là phối cảnh thể hiện màu
Bố cục bản vẽ ngang và cân đối toàn khổ giấy
Bố cục cân bằng không đối xứng
Bố cục âm bản, tone màu nhạt
Bố cục âm bản trên nền mảng đen
Bố cục ngang, kết hợp âm bản và mảng màu
Bố cục có khoảng trống với ý đồ tạo không gian
Bố cục âm bản, với ý đồ nhấn tone màu đỏ nổi bật
Bố cục “chuyển trục”, gây ấn tượng cho mặt đứng
Bố cục dẫn dắt ý tưởng
Bố cục cân đối toàn bài, có nhấn chính phụ
Bố cục kiểu “chia đôi tờ giấy” là tối kỵ nhưng trong trường hợp này mang lại hiệu quả
Bố cục bản vẽ kết hợp hình ảnh (minh họa, hiện trạng, …)
Tất cả đầu nhấn theo phương vị ngang, kết hợp hình ảnh
Bố cục có khoảng trống, ý đồ nhấn phối cảnh, tạo chiều sâu không gian
Bố cục khoảng trống âm bản
Bố cục tự do
Bố cục có khoảng trống, thường gặp trong các thiết kế nhanh, phác thảo
Bố cục âm bản, trục đứng chia nửa khổ giấy là tối kỵ nhưng ấn tượng
Bố cục thường gặp trong các thiết kế ý tường
Bố cục dùng mảng đậm ở chân đế
Bố cục xoay mặt đứng và mặt cắt (hỏi ý kiến thấy cô trước khi thực hiện …
Bố cục tự do, hấp dẫn
Tự do continued
Bố cục phân mảng ngang
Bố cục âm bản, tạo hiệu ứng ban đêm cho công trình
Bố cục kết hợp phong cách đồ họa
Bố cục phá cách bằng trục chéo
Bố cục âm bản, tạo mảng sáng tối
Bố cục có chiều sâu không gian
Bố cục diễn họa tay
Bố cục cân đối
Bố cục lấy mảng đứng bên trái làm trục kết nối